Bã dứa đi Nhật Bản, lông gà, vịt tính đường vào EU

2149 lượt xem

Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu thành công 10.000 tấn lông vũ, thu về trên 40 triệu USD

Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ tháng 1/2020, đến nay, Việt Nam đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lông vũ vào thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 5.000 tấn lông vũ, thu về trên 20 triệu USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc nhập khẩu với sản lượng khoảng 4.000 tấn.

Mặc dù vậy, lãnh đạo Cục Thú y cũng cho biết, yêu cầu với các loại lông vũ xuất khẩu rất cao như: yêu cầu về điều kiện bảo quản, tiêu chuẩn độ đục, độ tiêu hao oxy và đặc biệt là phải bảo đảm an toàn, không bị dịch, không có tạp chất.

Ngoài Trung Quốc, thị trường EU, Mỹ cũng có nhu cầu nhập khẩu lông vũ rất cao. Cục Thú y hiện cũng đã đăng ký thành công tài khoản trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của EU (Traces Nt) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lông vũ vào thị trường EU.

long-ga-vit

Xuất khẩu rơm, bã rứa giá cao

Trước đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu rơm, bã dứa và thu về nhiều tỷ đồng.

Trao đổi với Đất Việt, chị Vũ Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hà Bình Minh (xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp, Ninh Bình) cho biết công ty chuyên chế biến phụ phẩm từ dứa và bã dứa sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.

Công ty TNHH Hà Bình Minh đã hoạt động từ năm 2005, mỗi năm xuất sang Nhật Bản hàng chục tấn phụ phẩm từ dứa và sản phẩm bã dứa đã qua sơ chế.

Với hình thức kinh doanh từ các phế phẩm nông nghiệp xuất sang Nhật Bản hơn gần 200 tấn/ năm, hàng năm, doanh thu của công ty đạt khoảng 700 triệu đồng.

Trong khi đó, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Rơm Việt xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải đã thu mua hàng nghìn ha phụ phẩm rơm sau thu hoạch vụ mùa của bà con nông dân để chế biến và dệt thành những tấm mành rơm xuất khẩu đi Hàn Quốc.

Nguồn phụ phẩm rơm cũng được xuất sang thị trường Nhật Bản từ Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ). Ở miền Tây, rơm rạ thường đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, nhưng hiện nay sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp thường bị xem là thứ bỏ đi như bẹ chuối, thân bèo tây, mo cau, bã mía… cũng được thiết kế trở thành những sản phẩm xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.

An An

Nguồn: Đất Việt

Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0924.899.333. Chân thành cảm ơn!